SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh
Di sản văn hóa không chỉ được coi là sản phẩm có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ mà cũng là một nguồn lực vô cùng to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Di sản văn hóa là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị.
Tuy nhiên, hiện nay công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cập…Việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ trở thành nhiệm vụ cấp bách của mọi cấp, mọi ngành. Trong đó, ngành Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng.
Giáo dục di sản văn hóa trong trường học là một nhiệm vụ cấp thiết cần được thực hiện trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là khi thực hiện chươngtrình giáo dục phổ thông 2018.
Việc đưa di sản vào quá trình dạy học là một hoạt động nhằm gắn giáo dục với cuộc sống thực tiễn, góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới toàn diện và sâu sắc của ngành giáo dục và đào tạo, phát huy tốt hơn các năng lực và phẩm chất cho học sinh hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến là “Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh"
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ @&? ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LỊCH SỬ GẮN VỚI DI SẢN TẠI THÀNH PHỐ VINH” Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thị Khánh Vân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trường Tộ 1 NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐẶT VẤN ĐỀ Di sản văn hóa không chỉ được coi là sản phẩm có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ mà cũng là một nguồn lực vô cùng to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Di sản văn hóa là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, hiện nay công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn nhiều bất cậpViệc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ trở thành nhiệm vụ cấp bách của mọi cấp, mọi ngành. Trong đó, ngành Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng. Giáo dục di sản văn hóa trong trường học là một nhiệm vụ cấp thiết cần được thực hiện trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc đưa di sản vào quá trình dạy học là một hoạt động nhằm gắn giáo dục với cuộc sống thực tiễn, góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới toàn diện và sâu sắc của ngành giáo dục và đào tạo, phát huy tốt hơn các năng lực và phẩm chất cho học sinh hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến là “Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học lịch sử gắn với di sản tại Thành phố Vinh" GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lý luận Di sản văn hóa được hiểu là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được truyền từ đời này sang đời khác Các loại hình di sản văn hóa bao gồm: Di sản văn hóa phi vật thể: Là những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện bản sắc của một cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật. Vai trò của di sản văn hóa đối với việc giáo dục học sinh Thứ nhất, việc giáo dục di sản góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật trong các di sản văn hóa. Thứ hai, giáo dục di sản sẽ giúp học sinh hoàn thiện giá trị chân - thiện - mỹ Sử dụng di sản trong dạy học sẽ giúp thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản người xưa để lại. Thứ ba, đưa di sản vào dạy học góp phần làm đa dạng hình thức tổ chức dạy học Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình dạy học nên không thể biến giờ dạy thành bài dạy về di sản. Tiết dạy chỉ thay đổi về phương tiện dạy học chứ không bao giờ thay đổi nội dung, chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng vốn “bất di bất dịch” của bộ môn. Cơ sở thực tiễn Thực trạng của việc giáo dục di sản hiện nay trong trường THCS Thực tế cho thấy, mức độ áp dụng còn chưa phổ biến, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân cơ bản là : Ngành giáo dục và nhà trường cho rằng không đủ di tích, thiếu thông tin vê các di tích nên ngại đưa việc giáo dục di sản vào trong quá trình dạy học Học sinh hiểu biết mơ hồ về các di sản và không quan tâm đến việc tìm hiểu di sản, không thấy được tầm quan trọng của di sản đối với bản thân và xã hội Nghệ An là một vùng đất "địa linh nhân kiệt" với truyền thống yêu nước bất khuất, ham học, lập nhiều chiến tích trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Vì vậy, trên địa bàn Thành phố Vinh có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá có giá trị to lớn cần được bảo tồn và phát huy. Thế nhưng, giá trị của các di sản đó chưa được xã hội chú trọng, đặc biệt hiểu biết của học sinh tỉnh nhà về các di sản còn sơ sài. Từ đó, các em cũng chưa có thái độ đúng đắn đối với các di sản gần gũi xung quanh các em. Vì vậy để việc giáo dục di sản đạt hiệu quả tối ưu, mỗi giáo viên khi thực hiện cần tuân thủ các yêu cầu: Phải dựa vào mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông để hướng lựa chọn Lựa chọn bài, mục liên quan, phù hợp với di sản để sử dụng hợp lý Chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ nội dung bài học, nắm vững thông tin về di sản, thiết kế giáo án phù hợp Kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giáo dục di sản Hình thức sử dụng di sản trong dạy học bao gồm: Sử dụng tư liệu về di sản khi thực hiện bài dạy trên lớp Tiến hành bài học tại nơi có di sản Tổ chức tham quan – trải nghiệm di sản Dạy học thông qua tổ chức thi tìm hiểu về di sản, qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện; Các biện pháp tiến hành Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản khi thực hiện bài dạy trên lớp Việc đưa di sản vào bài học trên lớp có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả bài học và tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên để khai thác tài liệu di sản phục vụ cho bài dạy nội khóa, giáo viên phải tuân thủ các yêu cầu ngặt nghèo. Ngoài những yêu cầu chung trong việc sử dụng di sản, giáo viên còn phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chổ, không ôm đồm. Thống kê các bài học và nội dung di tích, di sản văn hóa ở Nghệ An Lịch sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc: Đền thờ An Dương Vương (Đền Cuông) ở Diễn Châu, Nghệ An nơi người dân xứ Nghệ tỏ lòng thành kính với vị vua An Dương Vương Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- XIX Đền thờ Mai Thúc Loan và mộ Mai Thúc Loan Lịch sử 7 Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427): Đền Bạch Mã, đền Nguyễn Xí Bài 25: Phong trào Tây Sơn: Di tích Phượng Hoàng Trung Đô Lịch sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, khu di tích Kim Liên Lịch sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1931 Đài liệt sỹ Thái Lão (Hưng Nguyên) , đình Võ Liệt (Thanh Chương), nhà cụ Vi văn Khang (Con Cuông) . Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 Khu nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965- 1973). Đó là di tích Truông Bồn Tiến hành bài học tại thực địa Bài học tại thực địa là hình thức dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa giáo dục, lòng yêu quê hương đất nước. Bài học tại thực địa cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bài học nội khóa đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học tại thực địa Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản và bám sát nội dung kiến thức mà di sản phản ánh Từ đặc điểm, yêu cầu trên giáo viên có thể tiến hành dạy nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh bằng hình thức bài học tại thực địa, thông qua việc tổ chức cho học sinh học tập tại Đài liệt sỹ Thái Lão, học tập tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Tổ chức tham quan ngoại khóa trải nghiệm di sản Tham quan ngoại khóa, trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Ở địa bàn Nghệ An, có nhiều di tích lịch sử văn hóa mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm di sản. Việc tổ chức tham quan có thể kết hợp với các tiết học lịch sử địa phương. Ví dụ, với học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ giáo viên có thể lên kế hoạch xin nhà trường được tham quan tại Đền thờ Quang Trung. Sau khi đã được nhà trường phê duyệt, giáo viên liên hệ với ban quản lý đền thờ Quang Trung nhờ giúp đỡ phối hợp. Tiến hành buổi tham quan, giáo viên quán triệt đến toàn thể học sinh về việc đi lại an toàn, nhiệm vụ học tập trong quá trình tham quan. Sau khi kết thúc tham quan giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết thu hoạch hoặc làm bài tập do giáo viên đề ra. Hoặc với những trường tại các địa phương khác, giáo viên có thể tổ chức các buổi tham quan ngoại khóa ở các di tích của địa phương như: Các trường ở Nam Đàn có thể tham quan Khu di tích Kim Liên, ở Nghi Lộc có thể tham quan tại Đền Nguyễn Xí, Đền Phượng Cương..,ở Hưng Nguyên sẽ tham quan tại Đài liệt sỹ Thái Lão, nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư lê Hồng Phong, ở Thanh Chương sẽ tham quan đền Bạch Mã, đình Võ Liệt...Tóm lại, hình thức tham quan ngoại khóa phải tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường và địa phương để có sự lựa chọn địa điểm và biện pháp thực hiện phù hợp nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Thực nghiệm tổ chức dạy học tại di sản đền thờ Quang Trung ở thành phố vinh: - Tiến hành thực nghiệm: Nội dung thực nghiệm: Bài 26– Lịch sử 7 Đối tượng thực nghiệm: Lớp 7 Quy trình thực nghiệm: Tiến hành dạy bài 26 tại lớp 7B theo cách thức cũ, không đưa di sản vào dạy học Tại lớp 7C, dạy theo cách thức mới mà đề tài đã đề cập, đưa đền thờ Quang Trung ở thành phố vinh vào dạy học Các bước tiến hành Kết quả Khả năng ứng dụng KẾT LUẬN Một số biệp pháp mà tôi đúc rút được sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm. Đây là một vấn đề tương đối mới mẻ trong thực tiễn dạy và học hiện nay, vì vậy, sáng kiến của tôi chắc chắn còn nhiều điều chưa phù hợp. Tôi hy vọng nhận được sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp. Bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng đề tài này trong quá trình dạy học để từng bước rút ra những phương pháp tối ưu hơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa Lịch sử 6,7,8,9 (NXB Giáo dục Việt Nam). Sách giáo viên Lịch sử 6,7,8,9 (NXB Giáo dục Việt Nam). Chuẩn kiến thức - Kĩ năng môn Lịch sử Trung học Cơ sở (NXB Giáo dục Việt Nam). Chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo (Năm 2011) Mô-đun 25 : Viết sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) trong trường THCS Tranh ảnh, lược đồ, tư liệu Lịch sử, tham khảo qua (Internet).
File đính kèm:
skkn_gop_phan_phat_trien_pham_chat_nang_luc_cho_hoc_sinh_thc.docx
SKKN Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS thông qua hoạt động dạy học lịch sử g.pdf