SKKN Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ Nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7

Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo để thông qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề đang học.

Trong nội dung kiến thức của môn lịch sử ở Trung học cơ sở nói chung, lịch sử lớp 7 nói riêng do hạn chế về tầm nhìn, về quan điểm nên có một số nội dung không còn phù hợp với cách nhìn nhận khách quan lịch sử hiện nay, trong đó có những nội dung đánh giá về thời Nguyễn (bao gồm cả thời các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn) trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Từ trước đến nay đa số các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử, kể cả Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử cấp Trung học cơ sở, phần viết về chính quyền Họ Nguyễn từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, phản động như là “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ triều đình bán nước”, hoặc nhấn mạnh tới những chính sách tiêu cực trong nội trị, ngoại giao qua đó khẳng định “ đây là triều đình đối lập với nhân dân”. Do vậy tạo ra một cách đánh giá thiên lệch, không khách quan, bất công đối với chính quyền Họ Nguyễn, làm vô tình tạo ra những suy nghĩ ác cảm của học sinh khi nhắc đến triều đại này.

doc 16 trang SKKN Lịch Sử 09/05/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ Nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ Nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7

SKKN Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ Nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7
không. Vì vậy để học sinh có cái nhìn công bằng khách quan, khái quát hơn, cụ thể hơn thì giáo viên nên cung cấp thêm cho học sinh những tư liêu cần thiết về công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất nước. Nhưng chú ý là tư liệu đó phải phục vụ cho việc học của học sinh phù hợp với nội dung bài học, có tính giáo dục cao.
	Khi bổ sung thêm tư liệu giáo viên không nên bắt ép học sinh phải có nó mà phải để cho học sinh hoàn toàn tự nguyện sử dụng. Giáo viên chỉ nên cố gắng động viên học sinh sưu tầm và sử dụng nó một cách khoa học đúng lúc.
Ví dụ: Khi dạy mục I Tình hình chính trị - kinh tế của bài 27 Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (Lịch sử 7). Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ hình 61 sách giáo khoa để biết được các đơn vị hành chính thời Nguyễn. Đồng thời lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thông qua việc giới thiệu trên lược đồ vị trí hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cung cấp thêm cho học sinh tư liệu về việc xác lập chủ quyền của nhà Nguyễn đối với hai quần đảo này như: 
“Những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi
 Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. 
Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...
 Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.”
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc xác lập chủ quyền biển đảo của chính quyền Họ Nguyễn? Trách nhiệm của chúng ta ngày nay đối với chủ quyền biển đảo của tổ quốc như thế nào?
Sau đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm nội dung này, thông qua việc tìm đọc trên các trang mạng MaxReadinh và một số tài liệu khác nói về chuyên mục: Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước.
c. Kết hợp bổ sung tư liệu lịch sử với sử dụng hình ảnh, lược đồ.
Tư liệu lịch sử được kết hợp với hình ảnh, lược đồ minh họa sẽ rất có giá trị trong học tập. Nó giúp học sinh có thể hình dung vấn đề rõ hơn về công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất nước trong các thế kỷ XVI – XIX. Từ đó để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của học sinh. Giúp học sinh có thể khắc sâu hơn về cách đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.
Ngày nay, giáo viên ngoài việc tận dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử, thì có thể tận dụng mạng internet để có được những hình ảnh rất đẹp phục vụ cho việc dạy lịch sử.
Điều chú ý của giáo viên khi sử dụng hình ảnh kết hợp với tư liệu lịch sử là : Hình ảnh phải phù hợp với tư liệu và nội dung kiến thức của bài học. Trong lúc sử dụng cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên quan đến hình ảnh chứ không để cho học sinh nhìn hình chỉ vì nó lạ, đẹp.
Đối với các nhân vật lịch sử có thể đặt dạng câu hỏi như: Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Ông có công lao gì? Ta có thể học được gì nơi ông?  Đối với các hình ảnh là lược đồ, bản đồ ta có thể đặt câu hỏi: Lược đồ ( bản đồ) phản ánh nội dung gì? Nó liên quan đến triều đại nào, sự kiện lịch sử nào? Qua hình đó thể hiện điều gì (liên quan đến bài học)? và qua đó giáo dục tư tưởng cho HS.
Ví dụ: khi học về tình hình thương nghiệp thời Nguyễn giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh tư liệu về Hội An , kết hợp với quan sát hình ảnh: Thương cảng Hội An thế kỷ XVIII (hình 64 SGK lịch sử 7 trang138) để học sinh thấy được những cố gắng của nhà Nguyễn trong việc xây dựng đất nước, ở trong hoàn cảnh đang bị các thế lực ngoại xâm phương Tây đe dọavv 
Hay giáo viên có thể sử dụng lược đồ: Các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (hình 63 SGK lịch sử 7 trang135) kết hợp với việc cung cấp thêm các tư liệu: Thời Lý biên giới phái nam của Đại Việt đến phia bắc Quảng trị. Thời Trần biên giới phái nam của Đại Việt đến đèo Hải Vân. Cuối thế kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông đến năm 1471 biên giới phái nam của Đại Việt đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay). Nhưng đến năm 1757 thời chúa nguyễn Phúc Khoát, lãnh thổ của nước ta cơ bản đã được như trong lược đồ. Bên cạnh đó là quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam ở các đảo như: Côn Đảo (1704), Phú Quốc ( 1708), Trường Sa , Hoàng Sa (từ thế kỷ XVII) ..vv sau đó cho học sinh đánh dầu trên lược đồ thời gian xác lập chủ quyền của nước ta qua các thời kỳ đối với phần lãnh thổ phía Nam, cũng như các đảo, quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan với hoạt động này, học sinh sẽ thấy được việc mở mang lãnh thổ về phía nam của nước ta được tiến hành mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất là thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của triều Nguyễn từ cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Điều đó giúp các em khẳng định được chính quyền họ Nguyễn là chính quyền có công rất lớn trong việc mở mang lãnh thổ về phía Nam và xác lập chủ quyền biển đảo cho nước ta. Qua đó các em có cách đánh giá công bằng hơn, khách quan hơn khi học về những hạn chế của các nhân vật lịch sử thời Nguyễn và của chính quyền Họ Nguyễn mà trong sách giáo khoa đề cập rất nhiều.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Việc sử dụng phương pháp dạy học bổ sung thêm các tư liệu lịch sử thông qua việc cung cấp tư liệu, kể chuyện lịch sử, sử dụng hình ảnh...vv khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ( Lịch sử 7). Để làm cho học sinh, có nhận thức đúng đắn hơn về công lao của chính quyền Họ Nguyễn, đối với lịch sử dân tộc trong giai đoạn này có thể thực hiện được đối với tất cả các đối tượng học sinh, ở tất cả các địa bàn, trong điều kiện dạy học bình thường cũng như khi có phương tiện công nghệ hỗ trợ. Chỉ lưu ý là giáo viên khi thực hiện phải nghiên cứu đối tượng học sinh từng lớp, từng bài, từng hoạt động dạy học, để làm sao đảm bảo được thời lượng của tiết học học và phù hợp khả năng nhận thức của học sinh từng lớp.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	Khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên, giáo viên cần nắm vững những nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Giáo viên cũng cần chú ý điều chỉnh uốn nắn những nhận định thiếu công bằng, không khách quan của học sinh đối với những hạn chế của chính quyền Họ Nguyễn . Khi thấy học sinh cơ bản đã nắm được vấn đề rồi thì tiến hành cho các em liên hệ thực tế, liên hệ bản thân, hướng các em vào cách giả quyết tình huống pháp luật thường gặp trong cuộc sống, để để rút ra bài học cho bản thân. Làm được như vậy chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao hơn rất nhiều.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua các năm dạy học và tiến hành khảo nghiệm đề tài này đối với học sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh tôi thấy chất lượng dạy học lịch sử cho học sinh được nâng cao rõ rệt. Khả năng nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử của học sinh được nâng cao hơn, khách quan, công bằng hơn, nhất là đối với nội dung đánh giá công lao của chính quyền Họ Nguyễn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX . Ví vậy theo tôi giá trị của đề tài này là rèn luyện cho học sinh cách nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử khách quan, công bằng. Góp phần vào việc giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, lòng biết ơn các bậc tiền nhân. Giáo dục phẩm chất công minh, khách quan trong cuộc sống. Từ đó có ý thức góp phần vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước hiện nay và trong tương lai
	Qua các năm học 2014 -2015 ; 2015 -2016 tôi đã áp dụng kinh nghiệm, giải pháp dạy học nói trên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh và tiến hành khảo nghiệm bằng cách đưa nội dung: Công lao của chính quyền Họ Nguyễn vào đề bài kiểm tra Học kỳ II và thấy kết quả đạt được như sau:
Trích đề bài kiểm tra học kỳ II
Câu 2. (4 điểm) Trình bày những hoạt động của chính quyền Họ Nguyễn nhằm mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Những hoạt động đó đã để lại bài học gì cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay?
NĂM HỌC
SỐ HỌC SINH ĐƯỢC KIỂM TRA
SỐ HS ĐẠT ĐIỂM TB TRỞ LÊN
( đạt từ 2/4 điểm đối với câu hỏi trên)
TỈ LỆ
2013 -2014
200 HS
125 HS
62.5%
2014 - 2015
200 HS
181 HS
90.5 %
2015 -2016
190 HS
182 HS
96%
Qua kết quả đã cho thấy nếu thay đổi một phần cách thức dạy học đối với những vấn đề mà nội dung kiến thức sách giáo khoa còn hạn chế, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay thì việc nhận thức về lịch sử của học sinh được nâng cao rõ rệt. Vì vậy theo tôi cần áp dụng cách thức dạy học nói trên để hiệu quả giáo dục của môn lịch sử ngày cáng cao hơn. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Việc giáo viên cung cấp, bổ sung thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa cho học sinh, khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX, sẽ giúp cho học sinh biết cách đánh giá công và tội của chính quyền Họ Nguyễn trong lịch sử sẽ được khách quan hơn,công bằng trung thực hơn. Tránh được việc đánh giá chung chung, vơ đũa cả nắm đối với chính quyền Họ Nguyễn như trước đây. Từ đó giúp cho học sinh và mọi người thấy được những cống hiến to lớn của chính quyền Họ Nguyễn đối với lịch sử dân tộc là không thể phủ nhận, báng bổ đó là: Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới ở đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ tương ứng với lãnh thổ Việt Nam ngày nay bao gồm cả đất liền, hải đảo, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông. Thời Nguyễn cũng để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới... Hiểu được những vấn đề đó sẽ giúp cho học sinh và cả chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ chủ quyền tổ quốc ngày nay. 
Qua cách thức thực hiện đề tài này cũng có thể mở ra một cách thức dạy học lịch sử mới đối với những nội dung quan điểm còn hạn chế như hiện nay. Đề tài cũng có khả năng khơi dậy tính tích cực, sự hứng thú và lòng ham mê học lịch sử của học sinh. góp phần đa dạng hóa phương pháp dạy học để làm cho giờ học lịch sử trở nên sinh động, đỡ nhàm chán hơn. Góp phần nâng cao chất lượng môn lịch sử trong trường phổ thông.
Đề tài được nghiên cứu và áp tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, Đắc Lắc và đạt được một số thành công nhất định. Theo tôi đề tài này cũng có khả năng áp dụng cho những trường THCS khác có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc điểm học sinh tương tự. Cũng có thể còn có những cách thứckhác trong dạy học để làm cho học sinh nắm được nội dung nói trên, vì vậy mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để việc dạy học lịch sử ngày càng tốt hơn.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THCS cần tích cực tìm tòi nghiên cứu chỉ ra được những hạn chế của chương trình sách giáo khoa. Thường xuyên tự bổ sung kiến thức, phương pháp dạy học lịch sử để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại,
	Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến môn học lịch sử như: Thường xuyên bổi sung thiết bị, tài liệu phương tiện dạy học. Quan tâm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn, giảm bớt các thủ tục rườm rà khi sinh hoạt chuyên môn. Khuyến khích các giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
 	Đối với nghành giáo dục trong đợt thay đổi sách giáo khoa của môn lịch sử sắp tới cần chú trọng biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu nhưng trung thực, khách quan của các sự kiệnlịch sử.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi được đúc kết trong quá trình dạy học môn lịch sử lớp 7 trong thời gian qua, tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến với mục đích góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở . 
Chân thành cảm ơn!
 	 Buôn Trấp, ngày 17/3/2017
 Tác giả
 Chu Tự Lệ
 Nhận xét của Hội đồng sáng kiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Đại cương lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục
Tiến trình lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu chuyên đề: Nhà Nguyễn với việc mở mang lãnh thổ về phía Nam – Trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắc
Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS – Trịnh Đình Tùng
Các tài liệu tập huấn: đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cấp THCS do ngành giáo dục tổ chức. Mạng Internet
Sách giáo khoa lịch sử 7 - Nhà xuất bản giáo dục
 Sách hướng dẫn học khoa học xã hội lớp 7 mô hình Trường học mới - Nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Mối quan hệ giữa các giải pháp
 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
2. Kiến nghị: 
PHỤ LỤC
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Năm học 2015-216
 Môn: Lịch sử 7
Họ và tên:.. Thời gian làm bài: 45 phút
Điểm 
Lời phê của giáo viên
Lớp: 7A
	Câu 1. (3điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 -1427).
	Câu 2. (4 điểm) Trình bày những hoạt động của chính quyền Họ Nguyễn nhằm mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Những hoạt động đó đã để lại bài học gì cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay?
	Câu 3. (3điểm) Trình bày công lao của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đên năm 1789 .
Bài làm

File đính kèm:

  • docskkn_lam_the_nao_de_hoc_sinh_hieu_dung_ve_cong_lao_cua_chinh.doc