SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, 5 theo hướng tích cực ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê

Như ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu đó được thực hiện bằng các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa.

Cùng với môn Tiếng Việt và Toán học, môn Lịch sử là môn quan trọng trong chương trình cuối bậc tiểu học.

Ở lớp 4-5, học sinh được học lịch sử qua một môn học rõ rệt mà không lồng ghép chung với bấtcứ môn học nào. Điều này đã giúp các em được bổ sung kiến thức Sử từ các phân môn Đạo đức, Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện, Tựnhiên xã hội, cungcấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất.

docx 26 trang SKKN Lịch Sử 05/03/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, 5 theo hướng tích cực ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, 5 theo hướng tích cực ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, 5 theo hướng tích cực ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê
ợt bậc và có tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn Lịch sử, các nhà làm phim tái hiện lại hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Để học sinh đến được với những hình ảnh sinh động đó, những nhân vật, những hiện vật, những sự kiện lịch sử đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính xác dễ nhận biết, dễ nhớ, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng.
Tôi đã sưu tầm các phim tài liệu, các bài hát phù hợp với một số bài học, sau đó chọn lọc các hình ảnh, đoạn bài hát phù hợp, cắt gọn lại cho phù hợp với thời gian tiết học và nội dung bài học. Sau đó, tôi chèn luôn vào bài giảng điện tử hoặc ghi vào đĩa. Sử dụng phim tài liệu, băng ghi âm vào quá trình dạy học nhằm tận dụng mọi cơ hội lịch sử một cách cụ thể giàu cảm xúc, học sinh được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng, được tiếp xúc các nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho các em dường như đang “Trực quan sinh động” quá khứ có thật mà hiện tại không có. Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử, học sinh dễ nhận biết, dễ nhớ các sự vật hiện tượng và các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả học tập (Trăm nghe không bằng một thấy).
Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, lớp 4, tôi đã cho HS xem đoạn phim “Cờ lau tập trận” để học sinh thấy được rõ tính cách của Đinh Bộ Lĩnh từ lúc nhỏ. Hoặc khi dạy bài 10 “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”, lớp 5, tôi sử dụng đọc phim tư liệu miêu tả diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập, các em được nghe trực tiếp lời Bác Hồ đọc bản Tuyên độc lập, các em như được hòa mình vào không khí của buổi lễ. Vì thế các em rất hứng thú học tập và đã thuộc ngay Bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ đó, các em đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
Thông qua các thước phim tư liệu trên giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về
nội dung bài học, có ý thức hơn trong học tập Lịch sử.
Sử dụng mô hình sa bàn
Tôi luôn luôn quan tâm đến việc triệt để dùng đồ dùng học tập. Sa bàn là một mô hình thu nhỏ về một đối tượng chủ thể nào đó nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu... Trên thực tế, những sa bàn lịch sử là một công trình lịch sử được đắp nhỏ lại để tiện cho việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đối tượng lịch sử. Thư viện trường nhà không có, tôi đã hỏi thăm trường bạn và mượn về dạy. Khi dạy bài 26 lớp 5 tiến vào Dinh Độc lập, với mục tiêu giúp học sinh biết được những nét chính về Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong SGK chỉ có 1 ảnh tư liệu, 1 tranh trong thiết bị được cấp chưa đủ đáp ứng mục tiêu bài học, tôi sử dụng sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh để học sinh thấy được rõ cảnh quân ta tiến công vào Dinh Độc lập. Ở hoạt động 2, tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm, cùng đọc sách, quan sát ảnh trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi:
+ Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tấn công? Lữ đoàn xe tăng 203
có nhiệm vụ gì? + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập
+Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
Hết thời gian thảo luận, đại diện các nhóm bào cáo kết hợp với minh họa trên sa bàn, sau đó, tôi trình bày, bổ sung thêm tư liệu và thuật lại cụ thể.
Với việc sử dụng sa bàn, học sinh thấy được hình ảnh sống động của
Chiến dịch Hồ Chí Minh, học tập một cách say sưa, thích thú.
Sử dụng sa bàn trong dạy bài Tiến vào Dinh Độc Lập
Tóm lại, trong giờ dạy học lịch sử, tôi luôn tổ chức cho các em tiếp cận
các nguồn sử liệu bằng nhiều phương thức và mức độ khác nhau. Tôi thấy các em hứng thú, tích cực, tìm tòi và tự giác học tập, hiểu được các sự kiện lịch sử, nhờ đó nhanh nhớ và nhớ lâu.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Dạy học lịch sử mang tính đặc thù riêng. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Để tái hiện lịch sử một cách sống động như đang diễn ra ở thì hiện tại, tôi đã và đang tích cực sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Từ máy vi tính, từ mạng Internet, mạng nội bộ, tôi truy cập, tìm tòi tư liệu gồm: những
đoạn phim, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, âm thanh để soạn thảo bài giảng điện tử làm cho các kênh thông tin về sự kiện lịch sử trở nên đa dạng,phong phú, sinh động. Qua đó, góp phần tạo biểu tượng lịch sử một cách rõ nét, giúp học sinh cảm nhận và “xích lại” gần với hiện thực quá khứ. Đồng thời tạo hứng thú, hình thành trong học sinh tình cảm, thái độ đúng đắn đối với lịch sử cũng như việc học tập bộ môn lịch sử.
Chiếu dời đô
 Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh Huống chi, Đại La là thành cũ của Cao Vương (Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
(Bản dịch của Nhà xuất bản Khoa học xã
hội)
Ở bài 9 – Lớp 4 – Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tôi đã cho học sinh thấy được cảnh Lý Công Uẩn đến Thăng Long và thấy rõ nội dung bản Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ.
[4]	[4]
Ví như ở bài 9 – lớp 5: Cách mạng mùa thu, với việc ứng dụng thông tin vào việc tạo slide ở hoạt động 1: Tìm hiểu thời cơ cách mạng. Sau khi HS thảo luận tìm hiểu, đại diện các nhóm trình bày, tôi đã hiện lần lượt từng hình ảnh kết hợp với nội dung phù hợp. Vì thế, học sinh nắm được nhanh về thời cơ cách mạng.
Thêi c ¬ c ¸ ch m¹ ng
Ứng dụng công nghệ thông tin, Bài “Cách mạng mùa thu”
Từ thực tế , tôi việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử hiện nay là hết sức cần thiết, sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
Đa dạng hóa hình thức học tập
Lịch sử đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà để lại “dấu vết” của nó qua kí ức của nhân loại, qua những thành tựu vật chất (thành quách, nhà cửa) lâu đài, đình chùa, miếu mạo, tượng đài, qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa. Trên cơ sở những vật chứng nói trên làm gợi trí tò mò của các em. Tôi đã hướng dẫn các em được tiếp cận với các di vật, di tích lịch sử bằng một số giải pháp sau:
Gắn kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử với việc dạy học Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn các em đọc báo, xem truyền hình, đài phát thanh, trao đổi với những người thân trong gia đình để các em hiểu sâu hơn về các ngày lễ, các sự kiện lịch sử. Bằng những câu chuyện hấp dẫn do người thân kể , các em lắng nghe bằng cả sự háo hức và niềm tin.
Ví như, đến dịp kỉ niệm ngày mùng 2/9, tôi hướng cho các em tìm hiểu về ngày này qua các câu hỏi: Ngày 2/ 9 là ngày kỉ niệm sự kiện gì? Em biết gì về sự kiện này?
Với trí tò mò và cách làm như trên, các em đã biết được ngày 2/9 kỉ niệm Ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; các em đã kể được những mẩu chuyện về sự kiện này, về Bác.
các em đã về theo dõi ti vi, đài báo, trao đổi với những người thân.
Gắn với việc tham quan dã ngoại với việc tham quan bảo tàng, di tích lịch sử. Mỗi giai đoạn, sự kiện, nhân vật lịch đều có những “dấu ấn” để lại, đều được nhân dân tưởng nhở bằng một việc làm ghi dấu ấn nào đó hoặc đền thờ.
Ví như khi dạy bài 15 “Nước ta cuối thời Trần” lớp 4, học sinh đã biết được dưới sự suy thoái của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã truất ngôi. Nhà Hồ có nhiều chính sách đổi mới, và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Được sự thống nhất của BGH nhà trường, và của BCH phụ huynh vào dịp Tết dương lịch năm 2017 khối 4,5 được tham quan khu di tích Lam Kinh và thành nhà Hồ. Qua chuyến tham quan, được quan sát các di chứng lịch sử, qua thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch các em thấy được sức mạnh phi thường của con người, tự hào hơn về quê hương mình, hứng thú hơn trong học tập.
Kỉ niệm về thăm di sản văn hóa thế giới - Thành nhà Hồ
(Tập thể lớp 4A cùng cô giáo Trịnh Thị Mai, ngày 1/1/2017) 18
Ngoài ra, tôi còn phối kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các em dọn vệ sinh, dâng hương nghĩa trang liệt sĩ vào dịp 27/7; Tết Nguyên Đán, tham dự Lễ hội Lê Hy vào rằm tháng Giêng và dâng hương vào ngày giỗ của ông – 27/7 âm lịch.
Qua các hình thức này, không những học sinh cảm nhận bài học sử sâu sắc hơn mà còn được giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về quê hương, đất nươc, ý thức bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Bằng việc sử dụng các biện pháp dạy học trên, mỗi giờ Lịch sử tôi cảm thấy
thoải mái vì đã gây được hứng thú cho học sinh, được đồng nghiệp khen ngợi.
Với các tiết thao giảng cấp trường và cấp huyện, tỉnh tôi đều được các đồng chí dự giờ đánh giá cao: Giờ dạy chuẩn bị chu đáo, đảm bảo mục tiêu tiết dạy có điều chỉnh tài liệu phù hợp thực tiễn, tiết dạy học kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh, sự hợp tác giữa thầy trò, học sinh và học sinh tốt, HS hiểu bài, mở rộng được kiến thức. Giờ thao giảng cấp trường với bài 9 – Lich sử 5 – Cách mạng mùa thu – tôi được 19, 5 điểm, xếp loại giỏi. Giờ thao giảng cấp huyện với bài 16 – Lớp 5 - Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới tôi đạt 18,5 điểm, xếp loại giỏi. Giờ thao giảng cấp tỉnh với bài 7 “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, đạt 19 điểm, xếp loại giỏi.
* Kết quả năng lực học tập của học sinh
Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ lịch sử, các em đã coi mỗi tiêt sử là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của dân tộc trước kia đã cách xa các em rất lâu. Từ đó làm cho các em thêm yêu quê hương, yêu đất nước hơn.
*Kết quả về chất lượng thu được
Với việc vận dụng kinh nghiệm này, kết quả học tập môn Lịch sử có
sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể được thể hiện qua các bài kiểm tra như sau:
Thời gian
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn
thành
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối kì I
năm 2014- 2015
24
10
41,7
11
45,8
3
12,5
Cuối kì II
năm 2014- 2015
24
16
66,7
8
33,33
0
0
Cuối kì I
năm 2015- 2016
22
16
72,7
5
22,8
1
4,5
Cuối kì II
Năm 2015 -2016
22
17
77
4
23
0
0
Cuối kì I
Năm 2016 -2017
20
7
35
13
65
0
0
Giữa tháng 3
Năm 2016 -2017
20
16
80
4
20
0
0

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Nói tóm lại để dạy học tốt môn Lịch sử nói chung và các môn học ở Tiểu học nói riêng, người giáo viên cần đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy – học. Xác định được vị trí, mục tiêu, Chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy. Dạy đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh và thực tế của lớp học. Ngoài ra, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, nhuần nhuyễn về phương pháp và sáng tạo khi vận dụng phương pháp. Bởi vậy, trong thời gian qua, tôi bồi dưỡng tâm hồn Lịch sử, tích cực nghiên cứu từng loại bài cụ thể, đưa ra các phương pháp dạy học với từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó, chất lượng dạy học được nâng lên, tạo niềm say mê, hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh. Rèn luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh mô tả tường thuật, kể lại, nhận xét, so sánh tổng hợp, liên hệ, . Biết vận dụng thực tế cuộc sống. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp nâng chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4-5 theo hướng tích cực”. Hy vọng rằng đóng góp một phần nào đó, kinh nghiệm này được các bạn đồng nghiệp áp dụng tích cực.
Kiến nghị
Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục cần tạo điều kiện trang bị cho nhà trường các bộ tranh ảnh lịch sử dùng cho tiểu học, sách tham khảo lịch sử cho giáo viên, các loại băng hình, tư liệu về các danh nhân.
Phòng giáo dục nên tổ chức giao lưu môn Lịch sử mỗi năm một lần, giúp
học sinh “Tìm về cội nguồn dân tộc”.
- Là một trường học liên cấp, nhưng chưa có giáo viên dạy môn Lịch sử. Vì vậy, mong muốn Phòng giáo dục bố trí giáo viên bộ môn Sử - Địa cho bậc Trung học cơ sở để chúng tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của bộ môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn lịch sử nói riêng. Song những kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp để sao cho việc dạy học phân môn lịch sử ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong nhà trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
Đông Sơn, ngày 5 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Trịnh Thị Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Khánh Bằng - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm – Nhà xuất bản
Giáo dục.
[2]. Bộ giáo dục và Đào tạo - Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục.
[3]. Bộ giáo dục và Đào tạo - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên các môn học lớp
4, 5 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục.
[4]. Internet.
Nguồn: http: // baigiang.vioel.vn/
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1.Cơ sở lí luận
2
2.2.Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Biện pháp đã sử dụng
5
2.3.1. Bồ dưỡng tâm hồn Lịch sử cho bản thân
5
2. 3.2. Đa dạng hóa cách vào bài môn Lịch sử
6
2.3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
8
2.3.4. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
11
2.3.5. Tổ chức tốt cho học sinh tiếp cận với thiết bị dạy học, tư
liệu lịch sử.
12
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
16
2.3.7. Đa dạng hóa hình thức dạy học
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20

DANH MỤC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CÁC CẤP ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Mai
Ngày, tháng, năm sinh: 26 - 07 - 1976.	Giới tính: Nữ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư phạm Tiểu học Chức vụ: Tổ phó tổ 4,5; Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Đông Khê
STT
Tên đề tài Sáng kiến kinh nghiệm
Cấp đánh giá
Xếp loại
Năm học đánh giá
xếp loại
1
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
phân số lớp 4
C- huyện
2009 - 2010
2
PP dạy học biện pháp tu từ so sánh cho
học sinh lớp 3 theo hướng tích cực
B- huyện
2010 - 2011
3
Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh
giỏi lớp 4 dạng toán Trung bình cộng
A- huyện
C - tỉnh
2012- 2013
4
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4-5 theo hướng tích cực.
A- huyện
C - tỉnh
2015 - 2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 - 5 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG KHÊ ĐÔNG SƠN - THANH HÓA
Người thực hiện: Trịnh Thị Mai
Chức vụ: Giáo viên, Tổ phó tổ 4, 5
Đơn vị: Trường TH & THCS Đông Khê SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2017

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_lich_s.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, 5 theo hướng tích cực ở trường.pdf