SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn
Giảng dạy lịch sử là một công việc không hề dễ dàng, rất dễ sa vào nêu các
sự kiện một cách khô khan, nặng nề thiếu sinh động, bởi vậy đòi hỏi người giáo
viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đem đến
sự hiệu quả. Việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một trong
những khâu then chốt của quá trình dạy và học. Vì vậy, với vai trò chủ đạo, người
giáo viên phải biết gây hứng thú học tập bộ môn, phải hướng học sinh thực hiện
vai trò chủ động của mình, từ đó giúp cho học sinh gắn liền kiến thức với tri thức
cuộc sống. Để phát triển tư duy của học sinh trong môn Lịch sử cần đòi hỏi người
thầy phải có khả năng vận dụng thành thục phương pháp dạy học không để cho
học sinh thụ động ghi chép kiến thức, nhớ máy móc mà không hiểu đúng về bản
2
chất của sự kiện, nhân vật lịch sử. Có như vậy mới giúp cho học sinh nhớ được bài
học lâu hơn và sẽ vận dụng được kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam môn Lịch sử 9 ở trường THCS Bắc Sơn

viên cho học sinh quan sát bức tranh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang phát biểu ý kiến tại Đại hội Tua (tháng 12/1920). Sau khi tường thuật, giáo viên cho học sinh cảm nhận được việc Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin để truyền bá vào Việt Nam từ đó có tình cảm tự hào về con người Nguyễn Ái Quốc Như vậy, việc sử dụng tranh ảnh vừa khai thác được nội dung lịch sử thể hiện trong tranh ảnh bổ sung cho bài giảng vừa phát huy được năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng phong phú và tạo hứng thú học tập cho các em. 2.4.2. Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa Trong quá trình dạy học việc cho học sinh quan sát chân dung của các nhân vật lịch sử là rất quan trọng, giúp cho học sinh nhận biết chân dung thật của nhân vật lịch sử, qua đó có cái nhìn thiết thực, tỏ lòng kính trọng, mến phục tài năng, phẩm chất tốt đẹp của các vị anh hùng dân tộc và có thể học tập theo. Ví dụ: Khi dạy Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khi dạy đến Mục II. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh đồng chí Trần Phú, sau đó cho học sinh phát biểu nêu lên sự hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử này. Giáo viên kể cho các em nghe về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng và khí tiết của người cộng sản Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta 2.4.3. Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học Bản đồ, lược đồ là phương tiện trực quan rất quan trọng và sinh động trong dạy học Lịch sử. Trên bản đồ, lược đồ các sự kiện luôn được thể hiện một không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lí nhất định. Đối với môn Lịch sử việc quan sát bản đồ, lược đồ là không thể thiếu được. Do đó trong giờ giảng bài giáo viên phải sử dụng bản đồ, lược đồ (nếu nội dung bài có yêu cầu) thông qua đó giúp cho học sinh tái tạo lại diễn biến lịch sử. Ví dụ: Nếu chỉ dùng lời, giáo viên khó có thể tạo cho học sinh biểu tượng về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mà thực dân Pháp và cố vấn Mĩ cho là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, “một cối xay thịt Việt Minh”. Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng bản đồ chiến trường Đông Dương 1953-1954, bản đồ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và một số hình ảnh khác thì học sinh có thể hiểu được rõ về vấn đề này: Điện Biên Phủ có núi bao bọc, hiểm trở, là vị trí chiến lược có sự kiểm soát cả chiến trường Lào và Bắc Bộ. H1. LƯỢC ĐỒ CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ H2. LƯỢC ĐỒ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ Thông qua quan, đọc kí hiệu, nội dung lịch sử được biểu diễn trên bản đồ, lược đồ góp phần phát triển khả năng quan sát, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, củng cố thêm kiến thức về Địa lí. Trong quá trình sử dụng bản đồ, lược đồ giáo viên cần phải giới thiệu cụ thể cho học sinh các kí hiệu ghi trên đó đồng thời tập cho các em quan sát, đọc và tìm hiểu nội dung lịch sử được thể hiện. 2.4.4. Khai thác, sử dụng các đoạn phim tư liệu về các sự kiện lịch sử Phim tư liệu được xây dựng dựa trên những hình ảnh có thật hoặc những biến cố của sự kiện, nhân vật lịch sử xảy ra tại thời điểm nhất định trong quá khứ. Phim tư liệu là đồ dùng trực quan quan trọng và sinh động thu hút được sự chú ý, tập trung quan sát của học sinh, kích thích hứng thú học tập của các em. Đây còn là phương tiện thuận lợi cung cấp tư liệu, sự kiện trực quan có hệ thống, lôgic chặt chẽ, có khả năng làm sống lại sự kiện, hiện tượng lịch sử trong quá khứ. Các đoạn phim tư liệu chủ yếu được sử dụng để minh họa cho nội dung bài học, giúp cho quá trình truyền thụ kiến thức đến với học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn Ví dụ 1: Khi dạy Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973), giáo viên có thể sử dụng phim tư liệu (cắt thành đoạn vi deo) về thắng lợi của quân dân miền Bắc chiến đấu chống cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” để giúp học sinh tái hiện lại sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta, từ đó giáo dục các em lòng biết ơn công lao của thế hệ đi trước, ý thức bảo vệ, phát huy thành quả của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. 2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Đây là một phương pháp dạy học hiện đại giúp học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn. Việc thiết kế và sử dụng giáo án Power Point đã trở nên quen thuộc đối với giáo viên. Sử dụng máy chiếu và các phần mềm dạy học chính là việc giúp giáo viên tổ chức và học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo hướng: học sinh tích cực, chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, giáo viên không nên lạm dụng máy chiếu hoặc thay đổi hình thức “chép bảng” mà phải là công cụ thực sự giúp học sinh tìm tòi và vận dụng kiến thức, chỉ sử dụng phương tiện trình chiếu và phần mềm dạy học phù hợp với nội dung, hình thức và phương pháp cụ thể của mỗi bài, mỗi tiết. 2.5. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Ví dụ: Trước khi dạy phần Lịch sử địa phương: Bài 4 – Tiết 2: Thái Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ (1945-1975), xây dựng và bảo vệ tổ quốc (từ 1975 đến nay), giáo viên có thể đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường, phối hợp với tổ chức Đội trong nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan học tập khu di tích lịch sử ATK – Định Hóa. Đến nơi đây, học sinh sẽ trực tiếp quan sát, tìm hiểu về những địa danh lịch sử mà Bộ Chính trị, Bác Hồ từng họp và làm việc như đồi Khau Tý, lán Tỉn Keo, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đèo De – Phú Đình và những địa danh khác. Từ đó giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình cảm yêu quý, biết ơn lãnh tụ và ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của quê hương mình và của đất nước. 2.6. Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố bài học Ví dụ: Khi dạy Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946), giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau để khái quát lại nội dung của bài học. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CÁCH MẠNG THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN ĐẢNG LÃNH ĐẠO, DÂN ỦNG HỘ KINH TẾ LẠC HẬU, ĐÓI QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ NON TRẺ VĂN HÓA LẠC HẬU, MÙ CHỮ TÀI CHÍNH TRỐNG RỖNG NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN ĐE DỌA BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN QUÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TÀI CHÍNH VĂN HÓA TRƯỚC 6/3 ĐÁNH PHÁP, HÒA TƯỞNG SAU 6/3 HÒA PHÁP, ĐUỔI TƯỞNG VẠCH TRẦN ÂM MƯU TRỪNG TRỊ THEO PHÁP LUẬT TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI, THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ HỢP PHÁP QUYÊN GÓP; TĂNG GIA SẢN XUẤT QUYÊN GÓP, CỦA DÂN; PHÁT HÀNH TIỀN MỞ LỚP BÌNH DÂN HỌC VỤ, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC KINH TẾ 2.7. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Âm nhạc, Giáo dục công dân kết hợp giáo dục quốc phòng. Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử. Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo viên có thể tích hợp kiến thức với các môn học: Môn Địa lí: Giới thiệu về địa danh Tân Trào – Sơn Dương – Tuyên Quang Môn Âm nhạc: Cho học nghe giai điệu bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao Môn Ngữ văn: giúp học sinh hiểu “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn lập quốc vĩ đại, là văn kiện có giá trị cao về tư tưởng, lí luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh Môn Giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng: giáo dục học sinh lòng biết ơn thế hệ đi trước, ý thức giữ vững chủ quyền và nền độc lập của dân tộc. 2.8. Phương pháp đóng vai và kể chuyện về các nhân vật lịch sử 2.8.1. Đóng vai các nhân vật lịch sử: Học sinh THCS ở độ tuổi thiếu niên, các em rất hiếu động, thích thú khi được vui chơi. Nếu giáo viên biết cách tổ chức các trò chơi thì có thể biến một số nội dung thành “học mà chơi, chơi mà học”, làm được điều này sẽ giúp các em yêu lịch sử hơn, hứng thú học tập hơn, có một số cách tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử như sau: Có rất nhiều câu chuyện lịch sử viết về các nhân vật lịch sử liên quan đến các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, liên quan đến nội dung bài học. Để giúp giờ học sinh động hơn, giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm, chuẩn bị trước để khi thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Khi dạy Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giáo viên có thể dành khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút cho học sinh tham gia đóng vai nhân vật lịch sử. Cho học sinh sắm vai Bác Hồ, các vị tướng Chính phủ Lâm thời, nhân dân, đồng bào Việt Nam diễn tả lại không khí của buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945.. - Phân công 5-6 học sinh đứng trên bục giảng quay mặt về phía lớp. Trong đó có 1 bạn đóng Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Yêu cầu đọc chậm rãi, hùng hồn:“Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng...” - Một tốp 10-15 học sinh đứng quay mặt lên bục giảng, hướng về phía các bạn ở trên đóng làm nhân dân vui sướng, phấn khởi trong ngày độc lập của đất nước. Sau khi tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật lịch sử xong, giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về sự kiện lịch sử này? Trên cơ sở học sinh trả lời, giáo viên khẳng định đây là sự kiện lịch sự trọng đại của dân tộc ta, đó là sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội Qua phần đóng vai trên, học sinh sẽ nhập tâm, hứng thú với bài học hơn và ghi nhớ, khắc sâu kiến thức của bài học đồng thời rèn cho các em kĩ năng diễn xuất, chủ động, tích cực khi tham gia hoạt động học tập. 2.8.2. Kể chuyện về các nhân vật lịch sử: Khi các bài học có liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến hay một chiến dịch, giáo viên có thể sử dụng lược đồ, xem một đoạn phim tư liệu, quan sát tranh ảnh kết hợp kể những câu chuyện có liên quan đến sự kiện đang trình bày. Điều này có tác dụng giúp học sinh nhớ tốt hơn diễn biến sau đó giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nêu lên suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân hoặc giáo viên cũng có thể cho học sinh kể chuyện khi đã giao nhiệm vụ cho các em chuẩn bị trước. Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) khi dạy về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên có thể kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Khi kể những câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh phát biểu suy nghĩ của mình: Em có nhận xét và suy nghĩ gì về tấm gương hi sinh anh dũng của anh hùng Tô Vĩnh Diện và anh hùng Phan Đình Giót? Em sẽ làm gì để noi gương thế hệ các anh hùng của dân tộc ta? Anh hùng Tô Vĩnh Diện Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình chèn pháo lấy thân mình lấp lỗ châu mai Qua đó học sinh sẽ thấy được những chiến công và sự hi sinh quên mình vì độc lập dân tộc của các anh đồng thời giúp các em tỏ lòng biết ơn thế hệ đi trước, từ đó xác định động cơ học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước. V. Những thông tin cần được bảo mật VI. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học: lực chọn các hình thức, nội dung và biện pháp tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đảm bảo tính kế cận và bền vững. Tham mưu với nhà trường tổ chức các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. VII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Đối với giáo viên: Qua quá trình thử nghiệm sáng kiến, giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình trong quá trình dạy học, kiến thức bộ môn được củng cố và nâng cao, giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đối với học sinh: Các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm say mê hứng thú học tập bộ môn, không khí học tập sôi nổi, các em yêu thích môn học hơn và đạt được kết quả khá cao trong học tập. So sánh kết quả khảo sát đầu năm học và kết quả học kỳ I của năm học 2019 – 2020 1. Kết quả khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 Lớp Tổng số học sinh Chất lượng bộ môn Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 9B 39 3 7,7 7 18,0 24 61,5 5 12,8 0 9C 40 4 10 9 22,5 21 52,5 6 15,0 0 2. Kết quả bộ môn của học kỳ I năm học 2019 – 2020 Lớp Tổng số học sinh Chất lượng bộ môn Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 9B 39 6 15,4 12 30,7 20 51,3 1 2,6 0 9C 40 7 17,5 14 35,0 19 47,5 0 0 3. Kết quả học sinh giỏi 5 năm: STT Năm học Số lượng giải cấp Thị xã Số lượng giải cấp Tỉnh 1 2015 - 2016 02 01 2 2016 - 2017 01 01 3 2017 - 2018 01 01 4 2018 - 2019 01 0 5 2019 - 2020 02 VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử IX. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Nguyễn Hữu Hân 19/12/1980 Trường THCS Bắc Sơn Giáo viên Đại học Giảng dạy Lịch sử 9B,C 2 Nguyễn Thị Thu Trang 01/8/1987 Trường THCS Bắc Sơn Giáo viên Đại học Hỗ trợ điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bắc Sơn, ngày 22 tháng 5 năm 2020 NGƯỜI NỘP ĐƠN Nguyễn Hữu Hân
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc
SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học phần Lịch sử.pdf