SKKN Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H trong bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn Lịch sử và Địa lí (phân môn Lịch sử) cho học sinh lớp 6
Lịch sử là một khoa học nghiên cứu, nếu học tốt môn Lịch sử và Địa lí (phân môn Lịch sử) các em sẽ có khả năng học tốt rất nhiều môn. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có nhiều điểm mới so với chương trình giáo dục 2006 và có nhiều ứng dụng trong thực tế, đặc biệt là phân phân môn Lịch sử.
Tuy nhiên qua giảng dạy tôi nhận thấy còn một số học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản, chất lượng phân môn chưa cao, một số bài kiểm tra chưa đạt yêu cầu. Tâm lý chung của hầu hết học sinh đều cho rằng Lịch sử là một phân môn học khó, khô khan…
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H trong bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn Lịch sử và Địa lí (phân môn Lịch sử) cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H trong bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng môn Lịch sử và Địa lí (phân môn Lịch sử) cho học sinh lớp 6

n pháp ứng dụng đã mang lại hứng thú cho học sinh và kích thích được thú tò mò, tìm tòi, khám phá của học sinh, phát huy các năng lực quan trọng như: sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.., phẩm chất cần thiết; chăm chỉ, trách nhiệm của học sinh qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. 3. Nội dung của biện pháp * Các bước thực hiện biện pháp Bước 1: Hình thành kỹ thuật 5W1H cho học sinh - Cho học sinh làm quen với sơ đồ 5W1H, đây là bước rất quan trọng với học sinh khối 6, bởi lẽ hầu như ở tiểu học các em chưa được tiếp xúc với sơ đồ tư duy. Trong quá trình giảng dạy các bài học đầu tiên, tôi đã giúp các em làm quen với với sơ đồ 5W1H và nhớ các từ khóa (Key) bằng tiếng Anh bằng cấu trúc câu hỏi như sau: Các em sẽ là người vẽ sơ đồ 5W1H với 6 dạng câu hỏi tương ứng 6 từ viết tắt tiếng Anh với những nội dung kiến thức ở mức độ nhỏ. Ví dụ: Bài 1: Lịch sử và cuộc sống, giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước về lịch sử theo các câu hỏi sau: Lịch sử có từ khi nào(When)? Lịch sử được ghi chép bởi ai?(Who)?Học lịch sử như thế nào?(How)? Lịch sử là gì? (What)? Vì sao phải học lịch sử (Why)? Qua việc tìm hiểu và trả lời về các câu hỏi trên có nghĩa là học sinh đã tìm hiểu được những nét cơ bản nhất về các dạng câu hỏi cho trước và giáo viên kết hợp vẽ sơ đồ 5W1H lên bảng để các em làm quen với kĩ thuật dạy học này. - Sau những bài đầu tiên chỉ yêu cầu học sinh trả lời 6 dạng câu hỏi kết hợp với việc vẽ sơ đồ 5W1H tương ứng, ở những bài tiếp theo có nội dung có thể sử dụng sơ đồ, giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động vẽ sơ đồ. Bước 2: Học sinh thực hiện hoạt động Học sinh phải được trực tiếp thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên. Giáo viên cần theo dõi sát, giúp đỡ kịp thời và chỉ cho các em thấy những cách thực hiện hay để phát huy những điểm còn thiếu sót để các em kiểm tra, ôn tập cũng như điều chỉnh nhận thức, hành vi khi vận dụng kiến thức vào thực tế. Bước 3: Học sinh chia sẻ, trình bày Sau khi được trải nghiệm phải đảm bảo các em được chia sẻ, trình bày sản phẩm do tự tay mình làm ra với thầy cô và bạn bè từ đó các em được củng cố, khắc sâu hơn kiến thức, hình thành những năng lực tích cực, tạo được hứng thú và khả năng tự học của học sinh, làm chủ bản thân, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thắt chặt tình cảm bạn bè, thầy cô. Mục tiêu của mỗi hoạt động trải nghiệm đạt được ở mức độ cao hay thấp, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm của giáo viên. Bản thân tôi khi thực hiện biện pháp này đã xác định rõ mục đích của biện pháp nhằm hướng tới việc lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên, giảm tải căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập. 4. Sử dụng Sơ đồ 5W1H khai thác nội dung bài học trên lớp Ở bước này hoạt động nhóm tại lớp, sử dụng sơ đồ 5W1H để thảo luận và hoàn thành nội dung của nhóm mình, sau đó học sinh lên báo cáo sản phẩm. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện và trả lời. Ví dụ: Bài 4 – Nguồn gốc loài người: Do nội dung của bài ngắn, giáo viên có thể khai thác bằng sơ đồ 5W1H như sau: + Bước 1: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và lập sơ đồ 5W1H để hoạt động nhóm và trả lời được các câu hỏi như sau: Con người được tiến hóa từ loại động vật nào? Quá trình tiến hóa từ vượn thành người vào thời gian nào? Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người diễn ra như thế nào? Tại sao Việt Nam cũng được coi là cái nôi sinh ra loài người? Việc tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta có ý nghĩa như thế nào? Học sinh tích cực hoạt động nhóm Sản phẩm báo cáo của học sinh ở bước hình thành sơ đồ + Bước 2: Ở bước này chúng ta thấy học sinh được hoạt động rất tích cực và nhiều học sinh cùng được hoạt động. Trong quá trình hoạt động thực hiện nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hình thành các năng lực quan trọng như: giao tiếp, sáng tạo và hợp tác..., giúp các em có được những kĩ năng thuần thục và sẽ tự tin hơn trong học tập. + Bước 3: Đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ 5W1H mà nhóm mình đã thiết lập. Ở bước này học sinh được rèn luyện để hình thành năng lực thuyết trình, năng lực ngôn ngữ và tự tin trong học tập. Sản phẩm báo cáo của học sinh ở bước hoàn thành + Bước 4: Giáo viên chiếu sơ đồ 5W1H mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ 5W1H mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, qua đó các nhóm học sinh sẽ nhận xét, đánh giá và phản biện sản phẩm của nhóm bạn. Sau khi học sinh đánh giá nhận xét thì giáo viên sẽ chốt kiến thức nội dung bài học và yêu cầu học sinh chuyển nội dung phiếu học tập vào vở để về nhà học. Giáo viên giảng bài học – Học sinh tích cực và hứng thú 5. Sử dụng sơ đồ câu hỏi 5W1H để giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà chuẩn bị bài mới. Giáo viên cũng có thể sử dụng sơ đồ 5W1H để khai thác một số nội dung khác, như: Tìm hiểu về về một nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc một thành tựu nào đó Tuy nhiên với những nội dung này, chủ yếu là giáo viên chỉ yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu theo sơ đồ dưới dạng bài tập về nhà. Ví dụ: Bài 5: Xã hội nguyên thủy - Mục 2: Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam, giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho học sinh tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam theo sơ đồ 5W1H theo các câu hỏi: Người nguyên thủy trên đất nước ta xuất hiện ở đâu? Người nguyên thủy trên đất nước ta xuất hiện khi nào? Đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta có đặc điểm gì? Đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta có tiến bộ gì hơn so với người tinh khôn? Nhận xét của em về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta? Sản phẩm báo cáo của học sinh Như vậy, việc lĩnh hội bài học trên lớp và chuẩn bị bài ở nhà khi áp dụng biện pháp này học sinh rất tích cực, buổi tối ở nhà cũng có thể học sinh còn lập nhóm bạn nào cũng tích cực làm việc để tìm ra câu trả lời chứ không phải chỉ ngồi lắng nghe như trước nữa - Hứng thú làm việc, học sinh được hợp tác, tăng năng lực giao tiếp, tự chủ, tự học. - Tất cả học sinh đều có thể làm nhóm trưởng, rèn luyện được kỹ năng trình bày, nói trước đám đông. - Khả năng nhận thức của học sinh cũng được thay đổi, dẫn đến kết quả học tập có tiến bộ rõ rệt. 6. Tính mới của biện pháp Kĩ thuật 5W1H được thực hiện thường xuyên. Kĩ thuật 5W1H có thể thực hiện ngay trên lớp học hoặc theo nhóm học sinh cùng khu dân cư có sự quản lý, quán xuyến của phụ huynh. Từ đó tạo được niềm tin của phụ huynh đối với giáo dục của nhà trường. Làm thay đổi suy nghĩ, tư duy của học sinh về phân môn lịch sử hình thành những năng lực tích cực, tạo được hứng thú và khả năng tự học của học sinh. Áp dụng với nhiều nội dung khác nhau, việc chiếm lĩnh nội dung bài học trở nên dễ dàng hơn, lớp học trở nên sôi động hơn. Học sinh được học mà chơi, chơi mà học. Theo chương trình GDPT 2006 thì Lịch sử là một bộ môn, hiện tại theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, Ở cấp trung học cơ sở, môn Lịch sử và Địa lí gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy khi áp dụng biện pháp này học sinh dễ dàng liên môn với các môn học khác như ngữ văn, địa lí, âm nhạc.tạo hứng thú và đạt hiệu quả cao trong bài học. IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 1. Kết quả đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau khi áp dụng biện pháp Qua sử dụng sơ đồ 5W1H trong dạy học ở trường, tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép. - Việc dạy học bằng sơ đồ 5W1H giúp các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà và ghi nhớ lâu kiến thức bài học, đồng thời đã góp phần giúp giáo viên khắc phục được tình trạng “học vẹt”, học trước quên sau của học sinh. Học sinh chủ động học tập và năng lực tự học của học sinh đã tốt hơn, các em ghi chép bài đầy đủ hơn. - Tất cả học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. Mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh tự khám phá và vẽ được sơ đồ theo ý tưởng hoàn chỉnh. Qua đó các năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác được hình thành và tạo thành kĩ năng tốt cho học sinh, giúp học sinh tự tin hơn. Giờ học sôi nổi hơn và học sinh không còn cảm giác nặng nề với môn học. Các em thực sự trở thành các “Designer” trong mỗi tiết học. - Bước đầu tạo ý thức yêu phân môn Lịch sử cho học sinh, giờ học có không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai. Kết quả là minh chứng sau: Cụ thể, khi ứng dụng, tôi đã tìm hiểu mức độ hứng thú với câu hỏi khảo sát như sau: Thời gian học vừa qua em có hứng thú với môn Lịch sử & Địa lý phân môn Lịch sử không?, tôi đã sử dụng 69 phiếu ( Phiếu điều tra phần phụ lục) Thu được kết quả khảo sát sau: Thái độ Lớp 6A2 Lớp 6A3 Số lượng học sinh Tỉ lệ % Số lượng học sinh Tỉ lệ % Rất hứng thú 7 20% 12 35,3 Hứng thú 11 31,4% 15 44,1 Bình thường 9 31,4% 5 14,7 Không hứng thú 8 25,7% 2 5,9 Tổng 35 100% 34 100% Sau một thời gian áp dụng biện pháp sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học Lịch sử lớp 6A3 thu được kết quả về mức độ hứng thú như sau: - Rất hứng thú: 35,3% - Hứng thú: 44,1% - Không hứng thú: 5,9% - Bước đầu hình thành cho các em tư duy lô-gic khi học môn Lịch sử. Khi giáo viên yêu cầu trả lời một vấn đề nào đó, các em sẽ được định hướng bởi các câu hỏi tương ứng với các nội dung được hỏi. Thiết nghĩ, các em học sinh cũng có thể ứng dụng cách vẽ sơ đồ tư duy 5W1H để phục vụ cho cách ghi nhớ kiến thức của một môn học khác, một vấn đề khác tương ứng. Đây thực sự là chìa khóa để học sinh học tập tốt hơn. - Điều quan trọng nhất là qua việc sử dụng sơ đồ 5W1H trong dạy học Lịch sử lớp 6A3, đã từng bước giúp các em có cái nhìn “thiện cảm” với môn Lịch sử, yêu thích và “tự giác” học phân môn Lịch sử hơn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học phân môn Lịch sử lớp 6 nói riêng môn Lịch sử và Địa lí trong nhà trường nói chung. 2. Kết quả đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức của học sinh Qua thực tế giảng dạy tại lớp 6A2 và 6A3. Sau khi thực hiện các tiết học sử dụng sơ đồ 5W1H, tôi đã tiến hành cho học sinh cả hai lớp thực hiện làm chung một bài kiểm tra trong thời gian 15 phút. Sau khi chấm, thu được kết quả như sau: Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra của học sinh hai lớp 6A2 và 6A3 Năm học 2023-2024 6A3 (Áp dụng biện pháp) 6A2 (Không áp dụng biện pháp) Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-1 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 2-4 Điểm 0-1 8 20 5 1 0 5 12 15 3 0 23,5% 58,9% 14,7% 2,9% 0% 14,3% 34,3% 42,8% 8,6% 0% Trên cơ sở kết quả thu được, ta thấy số học sinh đạt điểm 9;10 lớp đối chứng 6A2 là 14,3%, lớp thực nghiệm 6A3 là 23,5%, số học sinh đạt điểm dưới trung bình lớp đối chứng là 8,6% lớp thực nghiệm chỉ có 2,9%. Tỉ lệ học sinh được điểm khá, giỏi cao hơn, tỉ lệ học sinh được điểm yếu giảm mạnh thể hiện qua biểu đồ dưới đây: IV. KẾT LUẬN Sử dụng thành thạo và hiệu quả Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ câu hỏi 5W1H nói riêng trong dạy học Lịch sử sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả và tăng tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy và năng lực rất tốt. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Sử dụng sơ đồ tư duy 5W1H trong dạy học đã thay đổi kết quả học tập – chất lượng phân môn. Sơ đồ 5W1H - là kĩ thuật dạy học có tính khả thi và hiệu quả cao, nhất là đối với phân môn Lịch sử ở cấp THCS nói chung và khối lớp 6 nói riêng. Trên đây là những kinh nghiệm được tôi rút ra từ thực tế trong công tác giảng dạy của bản thân. Trong quá trình trình bày khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự phản biện và đóng góp của Hội đồng giám khảo để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ Cam Giá, ngày 12 tháng 10 năm 2023 Người viết báo cáo Dương Thị Nhã PHỤ LỤC 1 UBND TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS CAM GIÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH VỚI PHÂN MÔN LỊCH SỬ (Trước khi thực hiện) Giáo viên thực hiện khảo sát: Dương Thị Nhã - Giáo viên Lịch sử Họ và tên học sinh: Trường Lớp ...Giới tính: ............................................. Các em trả lời câu hỏi sau đây: Nội dung câu hỏi Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Em có hứng thú với bộ môn Lịch sử & Địa lý phân môn Lịch sử không? PHỤ LỤC 2 UBND TP THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THCS CAM GIÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH VỚI PHÂN MÔN LỊCH SỬ (Sau khi thực hiện) Giáo viên thực hiện khảo sát: Dương Thị Nhã - Giáo viên Lịch sử Họ và tên học sinh: Trường Lớp ...Giới tính: ............................................. Các em trả lời câu hỏi sau đây: Nội dung câu hỏi Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Thời gian học vừa qua em có hứng thú với bộ môn Lịch sử & Địa lý phân môn Lịch sử không? PHỤ LỤC 3 (CÁC PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM) PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1 (Học sinh đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm. Đánh dấu x vào ô tương ứng) Tiêu chí Thành viên Họ và tên người đánh giá: Tên nhóm đánh giá: Đóng góp ý tưởng Tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau Nhiệt tình nghiêm túc Hiệu quả Tinh thần hợp tác Tích cực, chủ động Đánh giá chung 1. 2. 3. 4. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2 (Học sinh đánh giá sản phẩm của các nhóm. Đánh dấu x vào ô tương ứng) Tên nhóm được đánh giá: ... Tên nhóm đánh giá: TIÊU CHÍ YÊU CẦU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ Làm việc nhóm Phân công công việc hợp lí, hiệu quả. 1 2 3 4 Trao đổi thảo luận Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, phản biện tốt. Tìm kiếm thông tin Thông tin đa dạng, phong phú Chuẩn bị bài báo cáo Bài báo cáo chi tiết, đầy đủ, hoàn thành theo quy định Thuyết trình Sản phẩm hay, ý nghĩa Ý tưởng sáng tạo Có ý tưởng sáng tạo 1 – Chưa đạt; 2 – Bình thường; 3 – Tốt; 4 – Rất tốt. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 3 (Giáo viên đánh giá sản phẩm của các nhóm. Đánh dấu x vào ô tương ứng) Tên nhóm đánh giá: Nội dung Điểm đánh giá 1 2 3 4 Hình thức Thuyết trình ý tưởng về sản phẩm Thể hiện ý tưởng sáng tạo Xếp loại chung 1 – Chưa đạt; 2 – Bình thường; 3 – Tốt; 4 – Rất tốt. PHỤ LỤC 4 BÀI KIỂM TRA (Lấy 2 bài của 2 học sinh 2 lớp)
File đính kèm:
skkn_su_dung_ky_thuat_dat_cau_hoi_5w1h_trong_bai_hoc_nham_ph.doc