SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định rõ những phẩm chất và năng lực cụ thể cần phát triển cho HS, bao gồm: 5 phẩm chất (Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm) và 3 năng lực chung (Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo) cùng 7 năng lực đặc thù.
Phân môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Kiến thức địa lí trải rộng về mặt không gian lãnh thổ, từ địa phương đến các quốc gia, khu vực và toàn thế giới, có nhiều kiến thức trừu tượng mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.
Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, công nghệ và internet ở Việt Nam đangtrong thời kì 4.0 việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí trở nên rất phổ biến, sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và công nghệ đã cho ra đời nhiều phần mềm giúp học sinh tiếp cận tri thức một cách chủ động và tích cực, phát triển năng lực tư duy khám phá. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hữu ích trong dạy học đối với GV để nâng cao chất lượng bộ môn là rất cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu

Cảnh sắc thiên nhiên châu Âu rất đa dạng, phong phú. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông qua những hình ảnh vừa quan sát, chúng ta thấy được châu Âu là nơi được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đa dạng. Để nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu và phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính, đặc điểm phân hóa khí hậu, các đới thiên nhiên ở châu Âu, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, hình dạng, kích thước Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu; nêu được tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu. Nội dung: HS đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr. 96) và quan sát hình 1 (SGK tr.97): Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia l ớp th ành 4 nh óm, hướng dẫn HS sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google Earth tìm châu Âu để xác định vị trí, quan sát hình dạng k ết h ợp v ới SGK và trả lời câu hỏi: ?Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Châu Âu? Toạ độ địa lí – nằm ở lục địa nào? Tiếp giảp với các biển và đại dương nào? ? Phân tích những ảnh hưởng của vị trí đại lí đó đến khí hậu Châu Âu? ? Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước Châu Âu? ? Bờ biển bị cắt xẻ mạnh đem lại những thuận lợi, khó khăn gì cho thiên nhiên Châu Âu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS sử dụng phần mềm Google Earth kết hợp SGK và trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu; Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu. GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu: Châu Âu là một bộ phận phía Tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U- ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa cá vĩ tuyến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bán cầu Bắc. Diện tích châu Âu trên 10 triệu km². So với các châu lục khác, chỉ hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương: + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương; + Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải; + Phía Tây giáp Đại Tây Dương. + Phía Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran. Các biển bao quanh châu Âu: Địa Trung Hải, Ca-xpi, biển Đen, biển Ban-tích, biển Bắc. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố kiến thức về một số đặc điểm của châu Âu. Nội dung: HS dơ thẻ đáp án A,B,C,D để hoàn thành bài tập về vị trí địa lí châu Âu. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS sử dụng công cụ trên Google Earth và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập trắc nghiệm. Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa: A. Vĩ tuyến 63°B và 17°B. B. Vĩ tuyến 36°B và 71°N. C. Vĩ tuyến 63°Đ và 17°T. D. Vĩ tuyến 36°B và 71°B. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình núi trẻ châu Âu? A. Gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng. B. Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và trung tâm châu lục. C. Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000m. D. An-pơ là dãy núi đồ sộ nhất châu Âu. Câu 3. Châu Âu có diện tích: A. Nhỏ nhất trong các châu lục. B. 10 triệu km². C. Trên 10 triệu km². D. Lớn nhất trong các châu lục. Câu 4. Con sông dài nhất và nhiều nước nhất châu Âu là: A. Đa-nuyp. B. Vôn-ga. C. Rai-nơ. D. Seine. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập GV mời đại diện HS trả lời: Câu 1. Đáp án D. Câu 2. Đáp án B. Câu 3. Đáp án A. Câu 4. Đáp án C. Bước 3: HS dơ thẻ trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng tìm kiếm thông tin mở rộng kiến thức về tự nhiên châu Âu. Từ đó rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề, Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm Google Earth để mở rộng thêm kiến thức về châu Âu. ? Xác định các địa điểm Gla-xgau, Rô-ma, Ô-đét-xa trên Google Earth. ? Sử dụng Google Earth để sưu tầm những hình ảnh về sự khác biệt giữa các khu vực ở châu Âu. Sản phẩm học tập: Hs xác định các địa điểm Gla-xgau, Rô-ma, Ô-đét-xa. Hình ảnh về sự khác biệt giữa các khu vực ở châu Âu. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm Google Earth để mở rộng thêm kiến thức về châu Âu. ? Xác định các địa điểm Gla-xgau, Rô-ma, Ô-đét-xa trên Google Earth. ? Sử dụng Google Earth để sưu tầm những hình ảnh về sự khác biệt giữa các khu vực ở châu Âu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin để hoàn thành bài tập. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm vào đầu giờ học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. * Hướng dẫn về nhà GV hướng dẫn HS sử dụng Google Earth để tìm hiểu trước nội dung tiết học tiếp theo: ? Tìm kiếm và quan sát địa hình một số địa điểm ở châu Âu từ đó rút ra đặc điểm tự nhiên của châu Âu về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đới thiên nhiên. PHẦN BA: HIỆU QUẢ MANG LẠI Căn cứ vào kết quả học tập của năm học trước, cũng như kết quả khảo sát đầu năm, khảo sát định kì được tổ chức theo kế hoạch của THCS Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội; tôi đã tiến hành lựa chọn 2 lớp thực nghiệm là 7A2 và 7A5 với sĩ số bao gồm 76 học sinh. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm Khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh Lớp Số HS Điểm/số học sinh đạt điểm Điểm trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 7A2 39 0 0 0 2 2 7 15 8 3 2 7,08 Lớp đối chứng 7A5 37 0 0 0 1 3 8 16 7 2 0 6,84 Như vậy, trước khi thực nghiệm Các lớp thực nghiệm được lựa chọn đều có số lượng học sinh và trình độ, chất lượng học tập tương đương nhau; tổng số học sinh nghiên cứu tiến hành thực nghiệm là 76 em. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm Bảng kết quả khảo sát học sinh lớp thực nghiệm sau khi sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 7 Câu hỏi điều tra Câu trả lời Em cảm thấy như thế nào khi GV sử dụng phần mềm Google Earth trong giờ học Địa lí lớp 7 Thích thú, hào hứng Bình thường Khác 30 (88.24%) 4 (11.76%) Em có thích tiết học Địa lí lớp 7 có sử dụng phần mềm Google Earth không? Rất thích Bình thường Không thích 29 (85.29%) 4 (11.76%) 1 (2.94%) Các em thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học sử dụng phần mềm Google Earth giúp Rất hiểu bài Bình thường Chưa hiểu bài 28 (82.35%) 5 (14.71%) 1 (2.94%) Câu hỏi điều tra Câu trả lời các em nhận thức như thế nào? Tổ chức các hoạt động dạy học với phần mềm Google Earth giúp các em phát huy khả năng sáng tạo, muốn khám phá điều mới. Đồng ý Không đồng ý 31 (91.18%) 3 (8.82%) Như vậy, qua kết quả khảo sát trên chúng ta thấy rằng: Đa số HS đều có sự phản hồi tích cực về việc tổ chức các hoạt động dạy học Địa lí lớp 7 với phần mềm Google Earth. Trong đó, tỉ lệ các em học sinh cảm thấy thích thú, hào hứng với các hoạt hoạt động học tập sử dụng phần mềm Google Earth trong quá trình học môn Địa lí là 86.67%. Tương tự, tỉ lệ các em nhận thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học sử dụng phần mềm Google giúp các em học sinh rất hiểu bài là 85.29%, chỉ có 2.94% tỉ lệ học sinh chưa hiểu bài. Đặc biệt 91.18% ý kiến các em học sinh cho rằng việc tổ chức các hoạt động dạy học với phần mềm Google Earth giúp các em phát huy khả năng sáng tạo, muốn khám phá điều mới. Chứng tỏ hiệu quả đáng kể của biện pháp sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 7. Khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh Lớp Số HS Điểm/số học sinh đạt điểm Điểm trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 7A2 39 0 0 0 0 1 8 9 11 7 3 7,62 Lớp đối chứng 7A5 37 0 0 0 1 1 9 14 7 4 1 7,11 Về khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh, việc sử dụng phần mềm Google Earth để tổ chức hoạt động dạy học Địa lí lớp 7 đã giúp HS phát huy hết được năng lực sáng tạo của các em, từ đó khơi đợi sự tìm tòi những điều thú vị trong bài giảng mà các em nhận được. Khả năng lĩnh hội tri thức của nhóm thực nghiệm cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng với điểm trung bình các bài kiểm tra của 2 nhóm này theo thứ tự là 7,62 và 7,11. So sánh sự khác biệt rõ rệt qua biểu đồ như sau: 14 12 10 8 6 4 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp thực nghiệm 7A2 Lớp đối chứng 7A5 Biểu đồ trên cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh lớp 7A2 so với lớp 7A5. Đồng thời nhận thức của học sinh ở lớp thực nghiệm cũng đồng đều hơn lớp đối chứng. Trung vị điểm các bài kiểm tra ở nhóm thực nghiệm là 7.62; trong khi ở nhóm đối chứng là 7.11. Ở nhóm đối chứng vẫn còn 2.7% tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình (tỉ lệ này ở nhóm thực nghiệm bằng 0). Như vậy, với xuất phát điểm tương đương nhau, tuy nhiên sau khi thực nghiệm khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh ở nhóm thực nghiệm tiến bộ hơn hẳn nhóm đối chứng thông qua việc sử dụng phần mềm Google Earth để tổ chức các hoạt động dạy học Địa lí lớp 7. Chứng tỏ hiệu quả sư phạm đáng ghi nhận của đề tài. PHẦN BỐN: ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Có hiệu quả trong phạm vi đơn vị áp dụng Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi Quận/ Huyện/ Sở/ Ngành/ Tập đoàn/ Công ty... (có minh chứng đính kèm) Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiêu tỉnh thành theo minh chứng đính kèm Sáng kiến kinh nghiệm này xây dựng các quy trình hiệu quả trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 ở trường THCS. Sáng kiến kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức bộ môn, góp phần phát triển năng lực hợp cho HS, từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ đề cập đến việc sử dụng phần mềm Google Earth trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 mà còn góp phần tích cực vào đổi mới và “số hoá” phương tiện dạy học ở trường phổ thông. Trong quá trình sử dụng phần mềm Google Earth, bên cạnh những ưu điểm giúp cho việc dạy học phân môn Địa lí trở nên hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú cho người học và phát huy được các phẩm chất, năng lực cho học sinh, tôi nhận thấy phần mềm Google Earth vẫn còn hạn chế đó là: phụ thuộc vào đường truyền mạng Internet và do dữ liệu của Google đến từ nhiều nguồn khác nhau, nên chúng có độ phân giải khác nhau. Đó là lý do tại sao một số vùng trên Trái đất lại có độ nét rất cao ngay cả ở mức độ đường phố, còn một số khác lại rất mờ dù ở khoảng cách xa. Vì vậy, GV cần đánh giá nội dung bài học và tìm hiểu thêm để kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học khác để tổ chức dạy học hiệu quả. Khuyến nghị Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Phòng GD&ĐT nên thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS. Những tài liệu này mang tính cập nhật và thiết thực với thực tế nhiệm vụ dạy - học của giáo viên THCS. Tất cả đội ngũ giáo viên đều được tham dự chuyên đề và trực tiếp được bồi dưỡng các chuyên đề về đổi mới phương pháp trong dạy học. Đối với các trường Trung học cơ sở trong Quận Nhà trường cần khuyến khích GV, tạo cơ hội cho các giáo viên các trường THCS được học tập, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau qua hội thảo, chuyên đề; áp dụng các sáng kiến của đồng nghiệp vào thực tế giảng dạy. Đối với GV: GV nên chủ động, mạnh dạn vận dụng một số giải pháp được nêu ở sáng kiến trong quá trình thiết kế giáo án cũng như thực tế giảng dạy. Không chỉ áp dụng trong môn Địa lí mà còn áp dụng trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy cho các bộ môn khác trong chương trình GDPT 2018. Khuyến khích HS chủ động trong việc tìm tòi kiến thức. Xuất phát từ thực tế giảng dạy cũng như học hỏi các bạn đồng nghiệp trong nhóm giáo viên bộ môn Địa lí của quận Hoàng Mai, trao đổi học hỏi cùng các giáo viên trong nhóm giáo viên cốt cán của thành phố Hà Nội tôi xin mạnh dạn đề xuất các giáo viên cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa lí, giúp học sinh chủ động tìm tòi kiến thức, khắc sâu kiến thức bài học và tâm lí thoải mái trong giờ học, bồi dưỡng cho học sinh sự yêu thích bộ môn. Trên đây là một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí. Quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến này và việc thực hiện những đổi mới các phương pháp hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Tôi hy vọng sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học phân môn Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí nói chung ngày một nâng cao. Trong phạm vi thực hiện còn hạn hẹp, tôi nghĩ rằng những bước cải tiến nhỏ bé của tôi không tránh khỏi hạn chế, tôi rất mong sẽ được đón nhận thêm những ý kiến góp ý chia sẻ, động viên của hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2024 Tôi xin cam đoan SKKN là của bản thân, không sao chép của người khác Nguyễn Thị Quỳnh Như TÀI LIỆU THAM KHẢO Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lí luận dạy học sinh học phần đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đỗ Thanh Bình – chủ biên (2021), Lịch sử và Địa lí 6, NXB Đại học Sư phạm Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể. Vũ Minh Giang – chủ biên (2021), Lịch sử và Địa lí 6, NXB Giáo dục Việt Nam John Dewey (2012), John Dewey kinh nghiệm và giáo dục, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. Rogiers X. (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), “Bắt mạch, kê đơn cho nền giáo dục hiện nay”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Số 7, tr. 6 – 10. Nguyễn Cảnh Toàn – chủ biên, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (2001), Quá trình dạy – Tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2001), Các lí thuyết và mô hình giáo dục hướng vào người học ở phương Tây, Hà Nội, tr. 2 – 8.
File đính kèm:
skkn_su_dung_phan_mem_google_earth_trong_day_hoc_mon_lich_su.docx
SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài.pdf