SKKN Tổ chức dạy học Lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.

Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông hiện nay gồm lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, một phần về lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương là lịch sử làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng miền. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc và có quan hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới như mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Dạy học lịch sử địa phương có tác dụng bổ sung kiến thức cho phần lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm với quê hương, tổ quốc, rèn luyện kỹ năng tư duy, bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Cho nên, trước hết cần giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, làng xóm trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu Tổ quốc và hướng suy nghĩ của các em về đất nước, về XHCN ngay trên mảnh đất quê hương mà các em sinh ra, lớn lên như nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”.

doc 27 trang SKKN Lịch Sử 11/04/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học Lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức dạy học Lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Tổ chức dạy học Lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
 hình thức rập khuôn. Ví dụ khi tham quan tại Đền Quan Hoàng Triệu Tường ngoài việc cho HS quan sát nắm về kiến trúc xây dựng Đền (Môn Mĩ thuật) GV yêu cầu nhóm HS kể về tiểu sử và công lao của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (Ngữ văn), hát chầu văn ca ngợi công lao của ông (Âm nhạc), nắm các biện pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (Môn GDCD).
Tổ chức dạy học LSĐP theo hình thức tham quan thực địa tại quần thể khu di tích tại địa phương đã tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tự tìm kiếm tri thức, cơ hội hợp tác, cơ hội tự học từ đó đã phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật, rút ra bài học lịch sử. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh tình cảm đối với quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, rút ra cho các em những bài học trong cuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn
Qua kết quả giảng dạy đạt được, tôi sẽ không ngừng nghiên cứu, áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy, để góp một phần vào việc dạy và học cho giáo viên và học sinh của trường THCS Hà Long nói riêng và các trường THCS nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ việc “Tổ chức dạy học bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - Tiết 63 - Lịch sử 7”. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp góp ý để nâng cao hơn nữa hiệu quả của bài học về LSĐP.
3.2. Kiến nghị
Để dạy học LSĐP đạt kết quả được tốt hơn, nhà trường cần tham mưu với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho giáo viên - học sinh thường xuyên tổ chức các hoạt động như tham quan các di tích lịch sử ở địa phương, học tiết lịch sử ngoài trời... Nếu có thể còn tổ chức cho học sinh đi thực địa tìm hiểu về LSĐP trong huyện, tỉnh. Nhà trường cần phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, hội PHHS hỗ trợ kinh phí cho GV tổ chức các buổi tham quan, thực địa.
Nhà trường cùng với giáo viên bộ môn cần phối hợp với các đoàn thể như Đoàn, Đội tổ chức có hiệu quả các tiết ngoại khóa về LSĐP nói riêng và LSDT nói chung, tuyên truyền, vận động để PHHS hiểu được tầm quan trọng của LSĐP từ đó phụ huynh tạo điều kiện, giúp đỡ cho con em mình tham gia các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về LSĐP trên quê hương mình cũng như tìm hiểu về LSĐP ở huyện, tỉnh.
	Xin chân thành cảm ơn!

Hà Long, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
ĐƠN VỊ

Người thực hiện
Trịnh Thị Huệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết về khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường của tác giả Thanh Hiên - Đài TT-TH Hà Trung đăng trên Internet.
2. Lịch sử Đảng bộ xã Hà Long (1930 - 2010) NXB Thanh Hóa - 2013.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Hà Long.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
1
Thiết kế một tiết dạy làm bài tập Lịch sử lớp 6 và lớp 7.
Cấp tỉnh
C
2005 - 2006
2
Phương pháp nhằm phát huy năng lực tự học ở nhà môn Lịch sử lớp 9 - THCS.
Cấp huyện
B
2007 - 2008
3
Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử cấp THCS.
Cấp huyện
C
2010 - 2011
4
Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú học tập bộ môn Lịch sử lớp 9 - Phần Lịch sử Việt Nam.
Cấp huyện
C
2013 - 2014
5
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy bài Tổng khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Lịch sử 9 ở trường THCS Hà Long.
Cấp huyện
C
2016 - 2017
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI TẬP CỦA HỌC SINH SAU BUỔI THAM QUAN THỰC ĐỊA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ QUẦN THỂ DI TÍCH LĂNG MIẾU TRIỆU TƯỜNG
1. Bài viết bằng tiếng Anh (môn Tiếng Anh) để giới thiệu về di tích đền Quan Hoàng Triệu Tường của em Bùi Thị Thúy Nga lớp 7B - Năm học 2017 - 2018.
Hello everybody! My name is Trang. I am in grade 7. I am a student in Hà Long secondary school. I live in a beautiful village in Ha Long Commune, Ha Trung District, Thanh Hoa Province. Ha Long is a very beautiful land. There are many historical sites here. Typical of these is the Quan Hoang Trieu Tuong temple.
Quan Hoang Trieu Tuong Temple, also known as the Duc Ong Temple, This temple is in Gia Miêu village, Ha Long Commune, Ha Trung district, Thanh Hoa province, this is a sacred temple. Shrine is a place of worship Quan Hoang Trieu Tuong, a historical figure tactical skills. His real name is Nguyen Hoang, Gia Miêu villagers. He was the first to establish the Nguyen dynasty later. When he died, He was king Le established his temple in Trieu Tuong land
Today, If you want to visit Quan Hoang Trieu Tuong Temple, You can go through Bim Son town (north of Thanh Hoa City), along National Highway 1A and turn to the right along Highway 217B (Formerly Highway 522) about 6 km from. Quan Hoang Trieu Tuong Temple is located right side of Highway going to the west Thach Thanh. It is very convenient for people sightseeing and offering incense.
Quan Hoang Trieu Tuong temple is very solemn and very beautiful. Who come here, will also felt the beauty and grandeur of the temple. If anyone has the opportunity to come to Ha Long, please take the time to visit this temple, because when you come here, you will have one memories which never ever forget. 
2. Bài viết bằng tiếng Việt (môn Văn) để giới thiệu về di tích đền Quan Hoàng Triệu Tường của em Quách Thị Huệ lớp 7A năm học 2017 - 2018.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một miền quê yên bình với núi non của mây trời hòa quyện vào nhau. Miền quê ấy chính là làng Gia Miêu thuộc xã Hà Long - huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá. Sống ở đây tôi rất tự hào khi quê hương mình là quê hương gốc rể cội nguồn của Hoàng tộc họ Nguyễn. Chính vì vậy làng Gia Miêu của tôi còn gọi là đất Quý Hương. Ở đây đã sinh ra một danh tướng, một vị chúa đã làm dạng danh quê hương, đất nước Việt Nam. Ông chính là chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Ông sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525 mất ngày 20 tháng 7 năm 1613, ông đã có công trong việc khai phá mở rộng bờ cõi nước ta về phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập Vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua. Ngoài ra ông còn một vị trung thần thời Lê có nhiều công lao trong việc phù giúp nhà Lê đánh Mạc. Vì vậy khi mất, Ngài được vua Lê ban sách vàng và cho lập đền thờ Ngài ở đất Triệu Tường (và có lẽ vì vậy mà Ngài được tôn gọi là Quan Hoàng Triệu Tường). Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về ngôi đền đã thờ người chúa đó - Đền Quan Hoàng Triệu Tường.
Đền Quan Hoàng Triệu Tường còn được gọi là đền Đức Ông, ở thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đây là một ngôi đền cổ linh thiêng.
Ngày nay muốn đến Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường, người ta đi qua thị xã Bỉm Sơn (phía bắc Thành phố Thanh Hóa), dọc theo quốc lộ 1A rẽ vào phía bên phải theo quốc lộ 217B (Trước kia là quốc lộ 522) khoảng 6 km là tới. Đền tọa lạc uy nghi phía tay phải của quốc lộ đi về miền tây Thạch Thành thuận tiện cho khách thập phương vãn cảnh, dâng hương 
Từ ngoài đường nhìn vào ta thấy ngay một tấm biển lớn khắc dòng chữ “ĐỀN QUAN HOÀNG TRIỆU TƯỜNG”. Đi vào cổng đền ta bị choáng ngợp trước một không gian vô cùng xanh mát. Hai bên khoảng sân rộng là hai cây đa cổ thụ với những tán lá xum xuê càng làm tôn thêm vẻ trang nghiêm tĩnh lặng cho ngôi đền. Phía bên tay trái là khu nhà nhỏ để dành cho khách thập phương vào chuẩn bị dâng lễ. Tiếp đến là một khoảng vườn có rất nhiều cây ăn quả. Đặc biệt phía sau đền có một hồ sen thường tỏa hương thơm mát đúng vào dịp những ngày đại lễ, cạnh trên bờ là một cây bưởi luôn luôn trĩu quả quanh năm. Nhìn xa xa ta thây thấp thoáng dãy núi nơi có Lăng Trường Nguyên nơi an táng Triệu tổ Nguyễn Kim cách đó khoẳng 1km về phía Tây Bắc. Bước qua khoảng sân rộng ta vào khu nhà chính giữa có ba gian tiển đường và một hậu cung. Cách bố trí ban thờ ở đền có nhiều điểm tương đồng với các đền, phủ thờ Mẫu khác. Phía trong cùng là hậu cung thờ Quan Hoàng Triệu Tường, tiếp đến là gian giữa thờ Vua cha Ngọc Hoàng, gian ngoài cùng, ở chính giữa thờ Ngũ vị tôn quan. Hai bên nhà bái đường là bệ thờ Trần Triều và chầu bản đền. Khu thờ bên tay trái từ ngoài nhìn vào là nhà thờ mẫu liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam.
Cả ngôi đền đều mang đậm bản sắc và sự uy nghi của chốn linh thiêng. Đền có giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc mang đậm nét cấu trúc của thời Nguyễn thế kỉ XIX.
Hằng năm cứ vào ngày lệ nhân dân địa phương Hà Long nói riêng, nhân dân thập phương nói chung thường hội tụ về dâng hương tỏ lòng thành kính người con đất Việt.
Tôi luôn tự hào là người Việt Nam bởi mang dòng giống tiên rồng, nhưng còn tự hào hơn khi được lớn lên trên mảnh đất Gia Miêu Hà Long- nơi phát tích của Vương triều nhà Nguyễn. Bạn hãy cùng tôi góp sức giữ gìn, bảo tồn giá trị của các di tích lịch sử, góp phần xây dựng nền văn hóa nước nhà. Nếu có dịp xin mời các bạn về thăm vùng đất Gia Miêu Hà Long, đến với quê tôi nơi tiếp giáp núi rừng với mây trời, để được đắm mình trong cảnh đẹp huyền ảo và hít thở bầu không khí tuyệt vời, để hiểu hơn về mảnh đất và con người của vùng đất linh thiêng này nhé. 
3. Bài viết của em Lại Hồng Nhung lớp 7A năm học 2018 - 2019 giới thiệu quảng bá về xã Hà Long.
Kính thưa các Ông, các Bà, các Bác, các Cô các Chú, các bạn trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam!
Hà Long quê tôi là một trong 25 xã, thị trấn của huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá, nằm ở phía tây bắc huyện; phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, Nam giáp xã Hà Giang, Đông giáp thị xã Bỉm Sơn và Tây giáp huyện Thạch Thành. 
	Hà Long xưa kia là một vùng đất cổ, mảnh đất Hà Long có người ở từ lâu đời. Chủ nhân đầu tiên trên mảnh đất Hà Long là những cư dân sinh sống và làm nghĩa vụ như mọi thành viên của xã hội Âu Lạc lúc bấy giờ. Cư dân sống chủ yếu ở Hà Long là người Kinh và người Mường. Với những chứng tích tìm thấy trên đất Hà Long như các công cụ bằng đá, vỏ sò, đồ đồng tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn để thấy con người đã sinh sống từ lâu đời trên mảnh đất này, từ thời đồ đá, đồ đồng đến đồ sắt, họ là chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn. 
Hà Long là vùng đất “Quý hương”. Nơi đây là quê hương của 9 chúa, 13 đời vua mà bắt đầu là chúa tiên Nguyễn Hoàng. Chính vì vậy hiện nay ở xã Hà Long có rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng cấp quốc gia, cấp tỉnh như Đình Gia Miêu, Lăng Trường Nguyên Thiên Tôn, nhà thờ Nguyễn Hữu, Đền Quan Hoàng Triệu Tường.
Lăng Trường Nguyên được tương truyền là nơi an táng Nguyễn Kim (1468 - 1545) - thân phụ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
	Đình Gia Miêu - nơi thờ Thái bảo hoành công Nguyễn Công Duẩn, công thần của khởi nghĩa Lam Sơn, một vị tiên hiền của nhà Nguyễn. Đình Gia Miêu là ngôi đình lớn với kiến trúc chạm trổ đẹp nhất của vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. 
Nhà thờ Nguyễn Hữu là nơi thờ tự ông tổ là Nguyễn Công Duẩn, là Bình Ngô khai quốc công thần triều Hậu Lê và được vua Lê Thái Tổ phong làm Thái Bảo Hoành Quốc Công, bên dưới thờ Nguyễn Đức Trung, được vua Lê Thánh Tông phong là Thái úy Trinh Quốc Công và Nguyễn Văn Lang, được Tương Dực Đế phong tước Nghĩa Quốc Công và nhân vật Nguyễn Kim (Cam), được vua Lê Trang Tông phong tước An Thành Hầu, Thái sư Hưng Quốc Công. Theo sử sách thì Nguyễn Công Duẩn, lập nhiều chiến tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được Lê Lợi giao trách nhiệm lo hậu cần vận lương cho cuộc kháng chiến, ông đều lo chu tất. Ông được phong tước Thái Bảo Hoành Quốc công, con cháu được đời đời làm công thần nhà Lê. Hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn cuối đời Hậu Lê là Nguyễn Kim.
Đền thờ quan Hoàng Triệu Tường nơi thờ chúa Tiên - Nguyễn Hoàng, ông là con trai thứ của Nguyễn Kim, là người có công mở rộng lãnh thổ về phía nam, mở đầu cho 9 chúa, 13 vị vua triều Nguyễn, ông còn là người có công với triều Lê trong việc đánh nhà Mạc chính vì vậy ông được triều Lê trọng dụng, nhân dân tôn thờ ông như một vị thánh và lập đền thờ tại quê hương ông - làng Gia Miêu - Hà Long - Thanh Hóa.
Với quần thể di tích lịch sử văn hoá cùng với các danh lam thắng cảnh của xã Hà Long là tiềm năng để phát triển ngành du lịch, dịch vụ của quê tôi.
Hà Long quê hương tôi còn là vùng quê có bề dày lịch sử phong phú, nhân dân giàu truyền thống yêu nước và các mạng.Từ bao đời nay, nơi đây đã sinh ra những con người anh hùng trong đánh giặc giữ nước, cần cù, sáng tạo trong lao động. Lịch sử dân tộc ở giai đoạn nào cũng có chiến công của người Hà Long. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nhân dân Hà Long đã có nhiều đóng góp xứng đáng, được Đảng và Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xã có 98 liệt sĩ, 4 người được công nhận là lão thành cách mạng, 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1 gia đình có công với nước và hàng trăm người được thưởng huân huy chương các loại.
Đến với Hà Long mọi người sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như nếp cái hoa vàng, mía và dứa là hai loại cây trồng chủ đạo đem lại nguồn lợi cho nhân dân trong xã. Mía là loại cây trồng vốn nổi tiếng trong lịch sử của đất Hà Long, xưa kia mía là sản vật để cung tiến nhà vua nổi tiếng với mía ngọt và thơm của làng Hoàng Vân, Yến Vĩ. Ngày nay loại mía tiến vua không còn nữa nhưng diện tích mía trắng được trồng trên xã Hà Long với diện tích lớn(từ 500 - 550 ha, sản luợng 30 - 33 ngàn tấn) để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Thạch Thành. Cây dứa cũng là cây trồng với diện tích lớn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ép nước hoa quả Đồng Giao - Tam Điệp - Ninh Bình.
Là người con trên đất “Quý hương”, vùng đất giàu truyền thống yêu nước tôi rất tự hào về quê hương mình, luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của các anh hùng đã hy sinh vì quê hương đất nước, bản thân tôi luôn cố gắng học tập để lớn lên phục vụ cho quê hương, đất nước và sẽ là nhà hướng dẫn viên du lịch trong tương lai để quảng bá về quê hương của mình cho du khách trong và ngoài nước biết và đến với Hà Long.
4. Tranh vẽ Lăng Trường Nguyên của Nhóm 1 lớp 7B năm học 2018 - 2019
5. Tranh vẽ Đình Gia Miêu của HS nhóm 2 lớp 7A năm hoc 2018 - 2019.
6. Tranh vẽ nhà thờ Nguyễn Hữu của Nhóm 3 lớp 7B năm học 2018 - 2019.
7. Tranh về Đền Quan Hoàng Triệu Tường do em Bùi Thị Xướng lớp 7B năm học 2017 - 2018 vẽ.
Tranh vẽ Đền Quan Hoàng Triệu Tường
8. Một số hình ảnh GV và học sinh tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử tại xã Hà Long - Hà Trung - Thanh Hóa.
GV và HS Nhóm 3,4 lớp 7 B năm học 2018 - 2019 chụp ảnh trước cổng 
nhà thờ Nguyễn Hữu.
HS nhóm 3 - lớp 7B năm học 2018 - 2019 tại nhà thờ Nguyễn Hữu.
HS nhóm 4 lớp 7B - Năm học 2017 - 2018 tại Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường
HS nhóm 1 - lớp 7A năm học 2018 - 2019 tại Lăng Trường Nguyên
HS nhóm 2 - lớp 7A năm học 2018 - 2019 dọn vệ sinh 
tại Đình Gia Miêu đang trùng tu lại.

File đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_lich_su_dia_phuong_lop_7_tiet_63_bang_h.doc